Website Worth

Total Pageviews

Wednesday

Đánh giá một nghiên cứu trong khoa học xã hội

 

Có nhiều cách đánh giá một nghiên cứu trong khoa học xã hội. Sau đây chỉ là một cách:

1 –Sự kiểm soát

Khi nhà nghiên cứu giải thích rằng yếu tố A là do yếu tố X tác động, vậy anh/chị ta đã tìm cách kiểm soát sự tác động của các yếu tố khác (Y, Z, T…) lên A hay chưa? Trong thực tế nghiên cứu khoa học xã hội, thì rất khó có được sự kiểm soát này, mà chỉ có thể nhận diện sự tác động của các yếu tố khác ấy lên vấn đề đang nghiên cứu, ước lượng xem tác động của chúng có thể đến đâu, và bàn luận kỹ

2 – Sự chặt chẽ

Một nghiên cứu ‘chặt chẽ’ có nghĩa là nó có sử dụng các thủ tục nghiên cứu thích hợp, các thủ tục này được lựa chọn một cách kỹ lưỡng để đảm bảo trả lời một cách toàn diện câu hỏi nghiên cứu

3 – Tính hệ thống

Một nghiên cứu ‘có tính hệ thống’ khi các bước thực hiện, các thủ tục của nó tuân theo một trình tự nhất định về mặt logic.

4 – Tính hợp lệ và kiểm chứng được của kết quả nghiên cứu

Kết quả của một nghiên cứu được coi là ‘hợp lệ’ khi nó được rút ra từ quá trình phân tích được thừa nhận rộng rãi và có thể kiểm chứng được.

5- Tính thực nghiệm

Một nghiên cứu được coi là có ‘tính thực nghiệm’ khi mà các kết luận của nó đều dựa trên các chứng cứ rõ ràng thu được từ quan sát đời sống thực hay do kinh nghiệm sống.

6 – Tính tới hạn

Một nghiên cứu có tính ‘tới hạn’ khi các thủ tục và kỹ thuận đưa vào nghiên cứu được lựa chọn một cách kỹ lưỡng, toàn diện. Quá trình điều tra phải có độ tin cậy cao, dễ thực hiện và không có lỗi.