Website Worth

Total Pageviews

Wednesday

Bảy bước xác định một đề tài nghiên cứu

Việc xác định đề tài nghiên cứu là khâu quan trọng nhất trong quá trình thực hiện một nghiên cứu. Các sách dạy phương pháp ít khi đề cập cụ thể cách xác định một đề tài nghiên cứu. Các giảng viên cũng họa hoằn mới đề cập tới kỹ năng này. Việc xác định một đề tài nghiên cứu nên đi theo các bước sau:

Bước 1. Nhận diện vấn đề nghiên cứu

Việc xây dựng đề tài nghiên cứu cần đi từ ‘lớn’ đến ‘nhỏ’, từ ‘chung’ đến ‘riêng’, từ tổng quan tới chi tiết. Ở bước nhận diện, bạn cần xác định xem vấn đề lớn, chung, xét một cách tổng quan, mà bạn muốn tìm hiểu là gì. Vấn đề đó có thể chưa cần thật cụ thể, nhưng nó là về cái gì? Tại sao bạn lại muốn nghiên cứu về nó?
Giả sử rằng bạn muốn nghiên cứu vấn đề nghiện rượu. Tất nhiên bạn phải giải trình các lý lẽ dẫn tới việc nghiên cứu này là cần thiết.

Bước 2. Phân tích và bình giá tài liệu

Ở bước này, thực chất là một phiên công não, bạn cần phân tích vấn đề đã chọn dựa trên các nguồn tài liệu đã có, hỏi han bạn bè và các đồng nghiệp để có các ý tưởng phù hợp. Các khía cạnh của nghiện rượu mà bạn có thể phân tích là (có thể còn rất nhiều khía cạnh khác nữa mà bạn tự nghĩ ra):
1 – Ai là người nghiện rượu?
2 – Nguyên nhân dẫn tới nghiện rượu?
3 – Tác động của chứng nghiện rượu lên gia đình của người nghiện là gì?
4 – Thái độ của cộng đồng đối với chứng nghiện rượu
5 – Các cách điều trị nghiện rượu hiện có và tính hữu dụng của chúng

Ở mỗi phần bạn cần cố gắng xác định xem những khoảng trống còn chưa được tìm hiểu là gì, cũng những những khiếm khuyến của những thứ đã được tìm hiểu. Thậm chí bạn cần xác định xem hậu quả của khoảng trống hay khiếm khuyết đó là gì? Hiểu biết thêm cái gì thì sẽ làm cho khoảng trống thu nhỏ lại nhất, và các khiếm khuyết được khắc phục ở mức cao nhất?
Bạn loại dần những khía cạnh mà bạn cho là đã được tìm hiểu đầy đủ, chỉ giữ lại một vài khía cạnh bạn nghĩ là cần phải có nghiên cứu để tìm hiểu thêm.
Nếu làm kỹ lưỡng, kết quả của bước ‘Phân tích’ thường là một bài báo có nội dung bình giá những kết quả nghiên cứu đã có về vấn đề bạn quan tâm. Lưu ý rằng bình giá tài liệu không chỉ đơn giản là khen bài này hay, chê bài kia dở. Kết quả của việc bình giá tài liệu phải là:
1) việc nhận diện được một hay một vài vấn đề nhỏ cần đi sâu nghiên cứu thêm để tạo tri thức mới,
2) lý thuyết hay các lý thuyết có thể được dùng để mô tả hay giải thích vấn đề nghiên cứu (còn gọi là xây dựng khung lý thuyết)
3) các khái niệm chủ chốt của nghiên cứu (còn gọi là xây dựng khung khái niệm)

Bước 3. Lựa chọn

Sau khi xem xét các khía cạnh khác nhau bạn có thể quyết định rằng khía cạnh ‘tác động của chứng nghiện rượu với gia đình người nghiện’ là còn chưa được nghiên cứu thấu đáo, có nhiều mâu thuẫn về phương pháp nghiên cứu, hoặc chưa được triển khai ở một nhóm dân số quan trọng nào đó. Dù cho bạn lựa chọn chủ đề nào, kết quả nghiên cứu dự kiến phải tạo ra một ‘cái mới’ – tức là bổ sung vào tri thức hiện có về vấn đề ‘tác động của chứng nghiện rượu với gia đình’. Cái mới này có thể là mới về mặt lý thuyết, hoặc về phương pháp, hoặc về quần thể nghiên cứu.
Mới về lý thuyết: bạn đề xuất một cách giải thích mới cho vấn đề nghiên cứu (đưa ra khung lý thuyết và khái niệm mới để giải thích một vấn đề cũ)
Mới về phương pháp: bạn đề xuất một phương pháp phân tích mới cho vấn đề nghiên cứu (lý thuyết mới thường đi với phương pháp phân tích mới, ví dụ lý thuyết mạng xã hội đòi hỏi cách thu thập thông tin và phân tích thông tin phù hợp với dữ liệu thu được từ các mạng xã hội)
Mới về mặt quần thể nghiên cứu: bạn đề xuất thực hiện nghiên cứu trên một quần thể nghiên cứu mới (mới về độ tuổi (nghiện rượu ở trẻ vị thành niên), về dân tộc tính (người Mường), về tình trạng sức khỏe (những người có HIV), về tình trạng cư trú (người di cư), vân vân)

Bước 4. Đưa ra câu hỏi

Ở bước này bạn phải đưa ra một khái niệm vận hành hay còn gọi là khái niệm làm việc dùng cho nghiên cứu của bạn. Cụ thể, nếu bạn muốn nghiên cứu ‘những tác động của việc nghiện rượu lên gia đình’ thì bạn định nghĩa ‘những tác động’ ấy là những gì. Quần thể nghiên cứu (nhóm khách thể – hay là vật chứa vấn đề nghiên cứu mà ta quan tâm) là ai? Thế nào là ‘gia đình’ trong nghiên cứu của bạn?
Việc khái niệm hóa rất quan trọng vì nó quyết định đến nội dung nghiên cứu. Giả sử bạn định nghĩa ‘những tác động’ lên gia đình ấy ở ba khía cạnh quan trọng nhất của gia đình đó là: 1) tác động đến quan hệ hôn nhân, 2) tác động đến cuộc sống của con cái, 3) tác động đến tài chính của gia đình. Bây giờ thì bạn chuyển những nội dung ấy của định nghĩa này thành các câu hỏi:
1 – Chứng nghiện rượu có ảnh hưởng gì đến quan hệ hôn nhân?
2 – Chứng nghiện rượu ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái như thế nào?
3 – Chứng nghiện rượu có tác động gì lên tài chính của gia đình?

Bước 5. Thiết lập mục tiêu

Ở bước này bạn cần xác định ‘mục tiêu chung’ và ‘mục tiêu cụ thể’ của nghiên cứu. Như đã xác định ở bước 3, mục tiêu chung của nghiên cứu này là ‘tìm ra tác động của chứng nghiện rượu lên gia đình’. Còn các mục tiêu cụ thể có thể được diễn đạt như sau:
Mục tiêu cụ thể:
1- Xác định ảnh hưởng của chứng nghiện rượu đến quan hệ hôn nhân
2- Xác định ảnh hưởng nhiều mặt của người nghiện rượu đến con cái
3- Xác định ảnh hưởng của chứng nghiện rượu đến tài chính của gia đình

Bước 6. Đánh giá tính khả thi của các mục tiêu

Ở bước này, bạn cần tự hỏi xem với các mục tiêu đã xác định ở bước 5, bạn có đủ năng lực kỹ thuật, kiến thức chuyên môn, nguồn lực tài chính, nhân lực, và thời gian để thực hiện các mục tiêu đó hay không? Nếu một trong những khía cạnh đó có câu trả lời là ‘không’, bạn phải sửa lại mục tiêu để khiến cho chúng trở nên khả thi, trong khả năng của bạn.

Bước 7. Kiểm tra


Ở bước này bạn hãy tự hỏi mình lần nữa là các mục tiêu đã đặt ra có khả thi trong khả năng của bạn không? Quan trọng hơn cả, ở bước này bạn cần tự hỏi mình, là ngoài các điều kiện về kỹ thuật, thời gian, con người, tài chính, kiến thức chuyên môn, bạn có thích đề tài này không. Hãy suy nghĩ thật thấu đáo. Nếu bạn nhiệt tâm, nhiều khả năng bạn sẽ có một nghiên cứu hay. Nếu không, hãy xem lại mục tiêu. 

Khung lý thuyết khác gì khung khái niệm?

Đôi khi ta bắt gặp một vài bài báo dùng ‘khung lý thuyết’, một vài bài báo khác lại dùng ‘khung khái niệm’, vậy thì hai cách dùng này có gì khác? Hai cụm từ này là hai hay là một?
Việc xây dựng ‘khung lý thuyết’ (hay còn gọi là ‘khung cơ sở lý thuyết’, hoặc đơn giản hơn là ‘cơ sở lý thuyết’) và ‘khung khái niệm’ thực ra là hai bước sau cùng của quá trình bình giá tài liệu (literature review).
Việc bình giá tài liệu là việc đầu tiên mà nhà nghiên cứu cần làm để dần dần xác định vấn đề và hướng nghiên cứu. Việc này có bốn bước cơ bản:
1- Tìm kiếm tài liệu về lĩnh vực nghiên cứu
2- Xem xét các tài liệu đã chọn lọc được
3- Phát triển ‘khung lý thuyết’
4- Phát triển ‘khung khái niệm’
Khung lý thuyết, ở bước 3, là các lý thuyết đã được sử dụng để lý giải vấn đề nghiên cứu của ta. Nhà nghiên cứu chỉ lựa chọn một (hay cùng lắm là một vài lý thuyết) để dùng cho nghiên cứu của mình, và bàn luận kỹ lưỡng, chi tiết về các khái niệm then chốt của lý thuyết đó, bởi vì các khái niệm này sẽ lặp đi lặp lại, soi sáng cho các phân tích lập luận ở phần sau của bài nghiên cứu. Khi chúng ta làm được điều ấy, tức là chúng ta đã xây dựng ‘khung khái niệm’.

Đánh giá một nghiên cứu trong khoa học xã hội

 

Có nhiều cách đánh giá một nghiên cứu trong khoa học xã hội. Sau đây chỉ là một cách:

1 –Sự kiểm soát

Khi nhà nghiên cứu giải thích rằng yếu tố A là do yếu tố X tác động, vậy anh/chị ta đã tìm cách kiểm soát sự tác động của các yếu tố khác (Y, Z, T…) lên A hay chưa? Trong thực tế nghiên cứu khoa học xã hội, thì rất khó có được sự kiểm soát này, mà chỉ có thể nhận diện sự tác động của các yếu tố khác ấy lên vấn đề đang nghiên cứu, ước lượng xem tác động của chúng có thể đến đâu, và bàn luận kỹ

2 – Sự chặt chẽ

Một nghiên cứu ‘chặt chẽ’ có nghĩa là nó có sử dụng các thủ tục nghiên cứu thích hợp, các thủ tục này được lựa chọn một cách kỹ lưỡng để đảm bảo trả lời một cách toàn diện câu hỏi nghiên cứu

3 – Tính hệ thống

Một nghiên cứu ‘có tính hệ thống’ khi các bước thực hiện, các thủ tục của nó tuân theo một trình tự nhất định về mặt logic.

4 – Tính hợp lệ và kiểm chứng được của kết quả nghiên cứu

Kết quả của một nghiên cứu được coi là ‘hợp lệ’ khi nó được rút ra từ quá trình phân tích được thừa nhận rộng rãi và có thể kiểm chứng được.

5- Tính thực nghiệm

Một nghiên cứu được coi là có ‘tính thực nghiệm’ khi mà các kết luận của nó đều dựa trên các chứng cứ rõ ràng thu được từ quan sát đời sống thực hay do kinh nghiệm sống.

6 – Tính tới hạn

Một nghiên cứu có tính ‘tới hạn’ khi các thủ tục và kỹ thuận đưa vào nghiên cứu được lựa chọn một cách kỹ lưỡng, toàn diện. Quá trình điều tra phải có độ tin cậy cao, dễ thực hiện và không có lỗi.

Tuesday

Khái niệm ‘văn hóa’ và ‘xã hội’ khác gì nhau?


Văn hóa bao gồm các niềm tin, giá trị, chuẩn mực mà chúng ta học được, các của cải vật chất mà chúng ta chia sẻ với các thành viên trong cùng một nhóm…Văn hóa bao gồm toàn bộ những gì chúng ta học được trong toàn bộ đời sống khi tham gia vào các nhóm.
Xã hội bao gồm những người sống trên một lãnh thổ địa lý cụ thể, tương tác với nhau, và chia sẻ nhiều yếu tố của một nền văn hóa chung.
(Thompson & Hickey, 2005: 57)
Như vậy khái niệm văn hóa khác với khái niệm xã hội. Xã hội là ‘một tập hợp người’ sống chung trên một lãnh thổ, còn văn hóa bao gồm:
- những niềm tin, giá trị, chuẩn mực mà toàn bộ tập hợp người đó chia sẻ, (ví dụ như luật pháp), hoặc là
- một vài nhóm của tập hợp người đó chia sẻ (ví dụ:  giá trị, chuẩn mực của các nhóm tội phạm)

Monday

Mở toang cánh cửa quan hệ hợp tác với Mỹ

Báo chí Trung Quốc lại tiếp tục gây hấn Việt Nam với những bài viết cho rằng Bắc Kinh có thể tấn công thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 1 giờ từ đảo Chữ Thập, nơi họ công khai xâm chiếm của Việt Nam trước đây.

        Hành động khiêu khích nước lớn này xảy ra liên tục nói lên điều gì khi Việt Nam luôn luôn nhẫn nại chịu đựng? Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an để tìm hiểu thêm quan điểm của một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc.

- Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng báo chí Trung Quốc đang có chiến dịch khiêu khích Việt Nam khi hàng loạt bài viết cho rằng từ đảo Chữ Thập quân đội của họ có thể triển khai tấn công TP-HCM chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông nghĩ thế nào về những luận điệu này và phía sau nó là gì ạ?

Thiếu tướng Lê Văn Cương

- Thiếu tướng Lê Văn Cương: Thật ra mà nói thì đây không có vấn đề gì mới. Sách lược của Trung Quốc chưa kể lịch sử 4.000 năm với họ, chỉ kể từ mùng 1 tháng 10 năm 1949 tới giờ và có lẽ mãi mãi về sau cũng thế thôi.

Điều thứ nhất: Trước hết chúng ta phải nhận diện họ là ai cái đã. Nói theo tiếng Nga Trung Quốc họ là ai? (китай, кто ты?) Đến giờ chúng ta vẫn mơ hồ về chuyện này, vẫn bị một cái bóng ý thức hệ nó đè lên lợi ích dân tộc. Bản chất chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh hiện nay là một chính quyền theo đường lối dân tộc Sô vanh nước lớn chứ không có phần trăm nào cộng sản cả. Làm gì có cái chuyện cộng sản như ông Marx ông Lenin khuyến khích Trung Nam Hải làm cái trò vớ vẩn như vậy được? Điều thứ nhất là phải nhận thức cho rõ.

Điều thứ hai bản chất của họ là “mềm nắn rắn buông”. Trong 2.500  năm lịch sử khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không dám lấn nhưng khi Việt Nam tỏ ra yếu kém, hèn yếu nhu nhược thì nó lấn. Đấy là quy luật mà không chỉ riêng Việt Nam cả thế giới đều thế cả chỗ nào rắn thì bỏ chỗ nào mềm thì rấn tới.

        Tôi có cảm giác rằng lãnh đạo Trung Quốc đã ngửi thấy mùi chúng ta đang lùi và đang lùi thì họ tiến thôi. Không phải bây giờ mà cách đây mười, mười lăm năm đã lùi rồi. Chuyện đe dọa tấn công thành phố Hồ Chí Minh không phải bây giờ mà trước đây họ đã có đưa ra kịch bản đánh và chia đôi Việt Nam từ Nghệ Tỉnh trở ra là một phương án, chia đôi Việt Nam từ Nam Trung Bộ là một phương án và người ta làm rất nhiều rồi chứ không phải bây giờ đâu ạ.

        Các phương án ấy chuẩn bị đầy đủ và được tung ra trên báo Hoàn Cầu và các báo khác để thử xem phản ứng của Việt Nam thế nào. Ở Việt Nam còn khối người còn sợ Trung Quốc, đến giờ phút này vẫn sợ. Cho nên đây là đòn gió nếu mà sợ thì nó làm thật, còn không sợ thì họ sẽ tính lại. Cái trò của Trung Quốc là vừa nắn vừa thăm dò nhưng cái này không có gì mới cả đâu ạ, bản chất Trung Quốc là thế rồi. Điều này tôi muốn nói là không có gì mới.

Điều thứ ba là chúng ta phải phản đối vì chúng ta không phản đối thì họ tiếp tục. Phản đối có nhiều cách. Tờ Hoàn Cầu là báo của đảng chứ không phải là báo lá cải vì vậy Bộ ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng phải gửi công hàm cho Trung Quốc hỏi họ xem tại sao các ông lại có những việc như vậy? Những việc này đi ngược lại tuyên bố của ông Tập Cận Bình đã ký với ông Trương Tấn Sang vào tháng 6 năm 2013. Nó cũng đi ngược lại tuyên bố của ông Lý Khắc Cường ký với ông Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2013.

        Mấy chuyện này thì phải nói chứ chúng ta im lặng như thế là sao? Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phải gửi công hàm cho Vương Nghị yêu cầu các ông không nên tung những loại như vậy lên báo chí, làm cho người Việt Nam hiểu sai Trung Quốc và kích động lên chủ nghĩa dân tộc, nó đi ngược lại những điều các ông cam kết. Chúng ta phải phản đối chứ? Tại sao chúng ta không phản đối, thiếu gì cách? Cho nên nếu chúng ta lùi thì họ tiến, cuộc đời chỉ đơn giản như vậy thôi. Có lẽ Trung Quốc đang cảm thấy Việt Nam đang lùi đang sợ họ thì họ lấn chứ có gì đâu!

        Khi Việt Nam đứng vững thì họ không làm gì hết. Chín mươi triệu người chứ không phải 9 trăm ngàn người. Chín mươi triệu người là một khối sắt đá bất khả xâm phạm. Nhưng chín mươi triệu người rời rạc thì không bằng 900 ngàn người cố kết với nhau, quan điểm của tôi không có gì mới cả.

        Sau 44 năm tôi nghiên cứu Trung Quốc thì cái trò này không có gì. Tôi rất buồn vì không biết tại sao chúng ta không có phản ứng. Bây giờ các nhà khoa học có nói đến đâu.

- Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, về câu hỏi tại sao chúng ta không có bản lĩnh có thể xuất phát từ các vấn đề yếu kém nội tại của chúng ta như vũ khí, kinh tế, tiền bạc và là một nước nhỏ cho nên chính phủ có thể là đang…

- Thiếu tướng Lê Văn Cương: Hoàn toàn không phải, hoàn toàn không phải … Anh nhớ rằng năm 938 Ngô Quyền dành độc lập trong trận Bạch Đằng thì lúc ấy sức mạnh nhà Tống là hai mươi mà Việt Nam chỉ có một. Cái trận Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1077 khi ấy phương Bắc là ba mươi mà ta chỉ một. Trận Xương Giang Chí Linh năm 1426 Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi ấy triều đại rực rỡ nhất Trung Quốc cũng là ba mươi ba với một nhưng Việt Nam cũng vẫn thắng đấy ạ. Đấy là chưa nói trận nhà Thanh năm 1789 với Nguyễn Huệ đánh không còn cái lai quần, khi ấy nhà Đại Thanh đang ghê gớm lắm ta vẫn thắng cơ mà….cho nên không phải! không phải vì ta thiếu vũ khí, ta thiếu người.

        Có lẽ chúng ta thiếu ý chí, có lẽ như vậy. Chính cái này mới quan trọng chứ chạy theo vũ khí thì 1.000 năm nữa Việt Nam vẫn không bì với Trung Quốc được. Phải có ý chí, phải có bản lĩnh chính trị, phải có quyết tâm chính trị. Cái này Trung Quốc mới sợ chứ làm sao trang bị mà đuổi kịp họ? Trung Quốc bây giờ đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga, họ chỉ sợ ý chí của ViệtNam thôi.

        Ý chí người dân quy tụ 90 triệu người trong nước và tám tỷ người trên hành tinh này, đấy là sức mạnh vô địch mà Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm được. Chứ còn mấy cái tàu ngầm thì có đủ sức răn đe gì đâu, không ăn thua. Tất nhiên vẫn phải sắm, vẫn phải có máy bay, tàu ngầm tên lửa nhưng những cái này không có ý nghĩa gì cả. Nếu như 90 triệu người mà rời rạc không quy tụ về một mối thì tất cả vũ khí đều chẳng có ý nghĩa gì hết.

Trung Quốc không bao giờ sợ Việt Nam trang bị những loại tàu ngầm tên lửa vớ vẩn ấy. Họ sợ nhất là 90 triệu người này một khối sắt đá.

- Mặc Lâm: Xin Thiếu tướng một câu hỏi nữa là một trong các biện pháp đối phó với Trung Quốc thì người trong nước cho rằng Việt Nam nên liên minh với các nước trong khu vực để tạo thành một sức mạnh nhằm đối phó với Trung Quốc hữu hiệu hơn, ông thấy ý tưởng này đưa ra vào thời điểm hiện nay có thích hợp hay không?

- Thiếu tướng Lê Văn Cương: Thật ra mà nói thì thế này, cứ chơi bài ngửa, chỉ liên minh với Mỹ thôi chứ ASEAN như một bị khoai tây chẳng ý nghĩa gì đâu. Nga bây giờ cũng đang khốn nạn đừng hy vọng gì ở Nga nữa, lợi ích của họ là tối thượng. Ấn độ thì ốc mang mình ốc chưa nổi nữa thì làm sao? Duy nhất trên hành tinh này chỉ có mình Mỹ thôi. Mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ mở toang cánh cửa ra. Phải tiến tới quan hệ Mỹ Việt mà trên bạn bè dưới liên minh, cứ nói thẳng như thế.

        Trung Quốc phải hiểu thấu người Trung Quốc, Trung Quốc rất sợ Mỹ. Trên hành tinh này Trung Quốc chỉ sợ Mỹ thôi. Bây giờ cho ăn kẹo Bắc Kinh cũng không dám đụng tới Mỹ vì đụng tới Mỹ là tự sát. Bản chất của họ là dọa nạt cưỡng bức những kẻ yếu chứ còn đối với kẻ mạnh như Mỹ thì cho họ ăn kẹo chocolate họ cũng không dám đụng tới Mỹ.

        Bây giờ đặt ra cuộc thảo luận nói thẳng như thế này chứ không dấu diếm gì cả. Chúng ta không  liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, hoàn toàn không, nhưng cùng tạo một sức mạnh như thế khi cần thiết thì ứng phó với hành động của Trung Quốc. Nói thẳng với Trung Quốc chơi bài ngửa: Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam.

        Nhà nước phải chơi bài ngửa với người dân, công khai và minh bạch. Với thế giới cũng thế.

- Mặc Lâm: Xin cám ơn Thiếu tướng rất nhiều về những bộc bạch này.

Bài trên RFA Tiếng Việt, 29/01/2015

The material culture of textiles

Editors’ Note

Free Access

Editors’ Note

Mary M. Brooks and Laura Ugolini

Article Type: Editorial

pp. 1–2

Citation | Full Text | PDF (34 KB) | Figures

Articles

No Access

Pulled Tight and Gleaming: The Stocking’s Position within Eighteenth-Century Masculinity

Elisabeth Gernerd

Article Type: Research Article

pp. 3–27

Preview | Abstract | Full Text | References | PDF (853 KB) |Figures

No Access

The Role of Rural Textile Production in South-West German Emigration: Württemberg Communities in the Early Nineteenth Century

James Boyd

Article Type: Research Article

pp. 28–49

Preview | Abstract | Full Text | References | PDF (309 KB) |Figures

No Access

Botta Adorno, Empress Maria Theresa and Brussels Tapestry. Part II

Koenraad Brosens

Article Type: Research Article

pp. 50–69

Preview | Abstract | Full Text | References | PDF (275 KB) |Figures

No Access

John Smedley: The Establishment of a Tradition in Fine Knitwear (1), c. 1750–1874

Stanley Chapman and Jane Middleton-Smith

Article Type: Research Article

pp. 70–98

Preview | Abstract | Full Text | References | PDF (347 KB) |Figures

The ‘Despised Trade’ in Textiles: H. G. Wells, William Paine, Charles Cavers and the Male Draper’s Life, 1870–1914

Deborah Wynne

Article Type: Research Article

pp. 99–113

Preview | Abstract | Full Text | References | PDF (291 KB) |Figures

Conference Review

No Access

Conference Reviews

Article Type: Review Article

pp. 114–119

Citation | Full Text | PDF (53 KB) | Figures

Exhibition Review

No Access

Exhibition Reviews

Article Type: Review Article

pp. 120–130

Citation | Full Text | PDF (406 KB) | Figures

Book Review

No Access

Book Reviews

Article Type: Book Review

pp. 131–139

Citation | Full Text | PDF (65 KB) | Figures

Society information/news

No Access

Society information/news

Article Type: News

pp. 140–142

Citation | Full Text | PDF (45 KB) | Figures