Website Worth

Total Pageviews

Thursday

Kỹ thuật ngẫu nhiên hóa câu trả lời (Randomized Response Technique)

Có những câu hỏi nhạy cảm và người ta không muốn trả lời trực tiếp, vậy thì làm thế nào. Kỹ thuật ngẫu nhiên hóa câu trả lời cho phép người trả lời được chọn, bằng việc quay đồng xu xấp ngửa, trả lời một câu không ‘nhạy cảm’ hoặc là một câu nhạy cảm (chính là câu ta muốn hỏi).

Ví dụ: Người được hỏi được đề nghị quay một đồng xu, nếu nó xấp thì trả lời câu

1) Ngày sinh của anh là tháng 9 hoặc tháng 10 phải không?

Nếu nó ngửa, thì trả lời câu 2

2) Anh đã bao giờ lái xe trong khi say rượu chưa?

Nhà nghiên cứu không được phép biết là người trả lời đã quay được xấp hay ngửa (tức là trả lời câu 1 hay 2) mà chỉ ghi lại số lần trả lời là ‘Có’ / ‘Đúng’

Ví dụ ta hỏi 36 người theo cách trên và thu được 12 câu trả lời ‘Có’ / ‘Đúng’. Vậy tỷ lệ người đã từng lái xe khi say rượu là bao nhiêu? Xem mô hình sau:

Cơ chế dùng để xác định câu hỏi về ngày sinh hay là lái xe khi say rượu (tung đồng xu)

 

 

|

 

<______

36 người được hỏi, có 12 câu trả lời Có/Đúng

_____>

 

|

Nếu đồng xu là cân và không có thiên lệch, một nửa số người sẽ chọn được câu về ngày sinh (36/2=18)

Nếu đồng xu là cân và không có thiên lệch, một nửa số người sẽ chọn được câu về lái xe say rượu (36/2=18)

|

|

1 năm có 12 tháng, xác xuất để 1 người sinh tháng 9 hoặc 10 là 2/12 = 1/6. Do ta có 18 người, số người sinh vào tháng 9, 10 = 18x1/6= 3

________.

 

Do số người trả lời ‘Có’/ ‘Đúng’ ở câu ngày sinh là 3, số người trả lời ‘Có’ / ‘Đúng’ ở câu lái xe say rượu là 12 – 3 =9

|

Vậy tỷ lệ lái xe khi say rượu là

9/18 hay là 50% ở nhánh phải và 9/36 hay là 25% trên mẫu

Nhược điểm của kỹ thuật này: không xác định được trường hợp cụ thể nào là case, mà chỉ biết rằng hiện tượng đó có tỷ lệ là như thế.