Website Worth

Total Pageviews

Wednesday

Khung lý thuyết khác gì khung khái niệm?

Đôi khi ta bắt gặp một vài bài báo dùng ‘khung lý thuyết’, một vài bài báo khác lại dùng ‘khung khái niệm’, vậy thì hai cách dùng này có gì khác? Hai cụm từ này là hai hay là một?
Việc xây dựng ‘khung lý thuyết’ (hay còn gọi là ‘khung cơ sở lý thuyết’, hoặc đơn giản hơn là ‘cơ sở lý thuyết’) và ‘khung khái niệm’ thực ra là hai bước sau cùng của quá trình bình giá tài liệu (literature review).
Việc bình giá tài liệu là việc đầu tiên mà nhà nghiên cứu cần làm để dần dần xác định vấn đề và hướng nghiên cứu. Việc này có bốn bước cơ bản:
1- Tìm kiếm tài liệu về lĩnh vực nghiên cứu
2- Xem xét các tài liệu đã chọn lọc được
3- Phát triển ‘khung lý thuyết’
4- Phát triển ‘khung khái niệm’
Khung lý thuyết, ở bước 3, là các lý thuyết đã được sử dụng để lý giải vấn đề nghiên cứu của ta. Nhà nghiên cứu chỉ lựa chọn một (hay cùng lắm là một vài lý thuyết) để dùng cho nghiên cứu của mình, và bàn luận kỹ lưỡng, chi tiết về các khái niệm then chốt của lý thuyết đó, bởi vì các khái niệm này sẽ lặp đi lặp lại, soi sáng cho các phân tích lập luận ở phần sau của bài nghiên cứu. Khi chúng ta làm được điều ấy, tức là chúng ta đã xây dựng ‘khung khái niệm’.