Website Worth

Total Pageviews

Friday

Quality control and Quality Assurance in Social Sciences

Quality Control (QC) and Quality Assurance (QA) are terms rarely used in social sciences though they are in manufacturing industries. For a social scientist seeking jobs in the industries, learning their vocabularies are essential.

QA can be defined as procedures that assure that the product being manufactured will be of good quality.

QC can be defined as assessments of the product once manufactured.

For a social scientist, a product would be a report or article. Commonly used guides or requirements to write a report in a given field can be seen as belonging to quality assurance. Meeting with colleagues, fellows, supervisors, or bosses to discuss design and details of the report are also quality assurance. When the final report is assessed by some ‘external’ body (an invited social science lecturer, anonymous sociologist reviewer, a client, etc.), it is under quality control. Sometimes, a senior team member of a social research team providing services to a client may act as a quality controller (he/she is actually performing a quality assurance role) and ask the rest of the team to revise the product/service before submitting it to the client.

No matter what, if the client is satisfied with the product or service, quality assurance reaches its goal. In other words, having quality is equal to having client satisfaction.

Thursday

Cách nhúng PowerPoint Slides vào trang web bất kỳ

 

Bước 1

Tải file ppt lên Google Drive

Bước 2

Mở file vừa tải bằng Google Slides

Bước 3

Trong Google Slides vào File, chọn Publish to the Web

Tiếp đó chọn ‘Embeded’

Copy đoạn mã Google Slides tạo ra

Bước 4

Nhúng mã vừa copy và trang bạn muốn.

Kỳ thị giữa các tộc người ở Việt Nam - Một số khái niệm và lý thuyết

Tương lai nào cho doanh nghiệp: Tôi nên bỏ việc hay ở lại?


Nhiều khi bạn tự hỏi mình có chọn đúng một cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức để cống hiến (và hưởng thụ) hay chưa? Có nên ra đi hay không? Công cụ này có thể giúp chúng ta chuẩn đoán xem tổ chức mà chúng ta đang làm đang ở giai đoạn nào của sự phát triển tổ chức.

Ở giai đoạn khởi nghiệp, quyết tâm khởi nghiệp (chữ E hoa) là quan trọng, và việc tạo ra sản phẩm (p) chỉ là thứ yếu. Vai trò của người lãnh đạo lúc này là quan trọng. Cơ quan bạn lúc này chưa có truyền thống (I) gì cả - tất cả còn đang ở giai đoạn thử- sai, do vậy các chuẩn mực chưa được thiết lập.

Giai đoạn hai là thời kỳ đầu sau giai đoạn khởi nghiệp. Lúc này việc tạo ra sản phẩm là quan trọng (P hoa). Cơ quan bạn bắt đầu có sự quản lý bài bản hơn giai đoạn trước, nhưng chưa nhiều (a thường). Lúc này các sáng kiến khởi nghiệp mới không phải là ưu tiên do cơ quan bạn cần dần đi vào ổn định (e thường). Cơ quan bạn bắt đầu thiết lập được truyền thống của cơ quan - tức là phong cách phục vụ hay sản xuất, chuẩn mực ứng xử giữa nhân viên với nhau, sếp và nhân viên.

Giai đoạn ba là giai đoạn trưởng thành. Với cơ quan bạn lúc này sản xuất và các ý tưởng khởi nghiệp mới đều quan trọng như nhau (P và E hoa). Việc quản lý vẫn được duy trì ở mức vừa phải, và lĩnh vực này ít quan trọng hơn hai lĩnh vực kia (e thường). Truyền thống của công ty vẫn được duy trì ở mức vừa phải (i thường).

Nếu bạn ở vào giai đoạn khởi nghiệp của công ty, khi mà triển vọng phát triển, cũng như truyền thống còn đang mông lung, thì việc bạn cân nhắc nên đi hay ở là việc bình thường.

Nếu bạn đang ở giai đoạn hai hoặc ba, bạn nên cân nhắc lại việc ra đi, vì lúc này công ty đang đi dần vào ổn định, cả về mặt sản xuất (và lợi ích đi kèm) cũng như truyền thống.

Sau giai đoạn trưởng thành công ty của bản có thể có ba ngã rẽ:

Ngã rẽ thứ nhất, cũng là lý tưởng nhất là 'thành thục', tức là mọi thứ đều tốt. Sản xuất tăng trưởng, quản lý được tăng cường, các ý tưởng khởi nghiệp luôn xuất hiện, và truyền thống thì vững mạnh. Tất nhiên bạn nên ở lại để tận hưởng quả ngọt của công ty.

Ngã rẽ thứ hai, không lý tưởng, nhưng có lẽ là phổ biến hơn, gọi là 'ổn định'. Lúc này khía cạnh quản lý được tăng cường so với giai đoạn tăng trưởng (A hoa). Các lĩnh vực còn lại (sản xuất, khởi nghiệp, và truyền thống) đều ở mức bình thường. Nếu bạn an phận với những gì đang có, bạn không nên đi.

Ngã rẽ thứ ba, có lẽ là tệ hơn cả, đó là việc cơ quan bạn trở nên ngày càng quan liêu hơn. Quan liêu có nghĩa là tăng cường hay làm phình bộ máy quản lý hành chính, mà giảm dần hoặc không chú tâm tới sản xuất, khởi nghiệp và truyền thống. Ngã rẽ này có ba nấc. Ở nấc thứ nhất, quản lý được ưu tiên hơn sản xuất, còn khởi nghiệp và truyền thống bị quên lãng. Ở nấc thứ hai, chỉ còn có quản lý là quan trọng, ba khía cạnh kia bị lãng quên. Và nấc cuối cùng là chẳng còn gì quan trọng cả, cơ quan bạn đang hoặc đã chết. Bạn nên ra đi.

Wednesday

Những lỗi cơ bản cần tránh khi đặt câu hỏi trong bảng hỏi

1- Tránh đặt câu hỏi đa nghĩa:

Ví dụ:

Bạn đồng ý hay không đồng ý với phát biểu sau đây:

‘Nghiện rượu và cờ bạc là những vấn đề nghiêm trọng ở nông thôn Việt Nam’

Người trả lời có thể đồng ý với ‘nghiện rượu’ nhưng không đồng ý với ‘cờ bạc’

2-Tránh đặt câu hỏi đe dọa thể diện người trả lời:

Ví dụ:

Năm vừa qua có bao nhiêu lần anh say rượu ?

Người trả lời thường không nói thật khi thấy thể diện bị đe dọa

3-Tránh đặt câu hỏi dẫn dắt:

Ví dụ:

“Anh sẽ đóng tiền để ủng hộ những người nghèo bị ung thu chứ?”

Câu hỏi dạng này ngầm định hướng câu trả lời cho người trả lời.

4-Tránh đặt câu hỏi có từ vựng gây khó hiểu

Ví dụ:

“Trong 12 tháng qua, sinh kế chính của anh là gì?”

Nhà nghiên cứu thường hiểu sinh kế có năm thành phần (vốn xã hội, tài sản, tài chính, con người, tự nhiên). Người được hỏi có thể cho rằng sinh kế là ‘cách kiếm tiền’.

5-Tránh đặt các câu hỏi có cấu tạo giống nhau ở gần nhau để tránh kiểu trả lời hàng loạt mà không để ý nội dung

Ví dụ:

Có 10 câu hỏi dùng để đo thái độ đối với nạo phá thai. Các câu này cùng có dạng Likert (5 mục, từ Rất không đồng ý đến Rất đồng ý). Người trả lời dễ cho rằng chúng đều thể hiện một chiều đo cho nên sẽ dễ dàng chọn một loạt phương án ‘Rất không đồng ý’ khi muốn thể hiện thái độ phản đối nạo phá thai của mình. Họ làm thế mà không cần nhìn qua nội dung các câu hỏi. Điều này khiến cho các câu trả lời giống nhau tăm tắp, nhưng không thực sự phản ánh các mức độ khác nhau của sự không đồng ý ở mỗi người.

 

Kết luận

Để tránh được những vấn đề trên, cần phải thử nghiệm bảng hỏi kỹ càng trước khi thực hiện thu thập thông tin. Cần hỏi thử khoảng 20 người và yêu cầu họ đánh giá bằng cách cho điểm từng câu hỏi về độ dễ hiểu của câu hỏi, khả năng đe dọa thể diện của câu hỏi, vv. Có thể tránh các câu trả lời ‘đều tăm tắp’ bằng cách làm cho định dạng của một vài câu hỏi khác đi so với các câu còn lại (cùng đo một khái niệm hay thái độ), hoặc phân tán chúng ở những nơi khác nhau trong bảng hỏi.

Monday

Livelihood Recovery Reading List

 

CARE (2002). Household livelihood security assessment, CARE.

Chambers, R. and G. Conway (1991). "Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century." IDS Discussion Paper 296.

Coalition, N. C. (2016). Natural Capital Protocol, Natural Capital Coalition.

Department for International Development (1999). Sustainable livelihood guidance sheets, Department for International Development,.

Economic Commission for Latin America and the Caribbean (ECLAC) (2003). Handbook for establishing the socio-economic and environmental effects of disasters, ECLAC.

FAO (2004). Livelihood diversification and natural resource access, FAO. LSP Working Paper 9.

FAO (2009). The livelihood assessment tool-kit: analyzing and responding to the impact of disasters on the livelihoods of people.

International Finance Corporation (2012). Performance Standard 5: Land Acquisition and Involuntary Resettlement, International Finance Corporation.

International Recovery Platform (IRP) (2009). Gender and livelihood, IRP.

International Recovery Platform (IRP) (2009). Intervention strategy for sustainable livelihood recovery and selected case studies, IRP.

International Recovery Platform (IRP) (2009). Introduction to livelihood recovery, IRP.

International recovery Platform (IRP) (2009). Planning sustainable livelihood recovery, IRP.

International recovery Platform (IRP) (2009). Supporting livelihood in disaster recovery, IRP.

National Oceanic and Atmosphere Administration (USA NOAA) (2003). Guidelines for reducing floods losses. Dhaka, USA NOAA.

Natural Capital Finance Alliance (2012). The Natural Capital Declaration, Natural Capital Finance Alliance.

Oxfam (2002). Emergency Market Mapping and Analysis Toolkit, Oxfam.

ProVention Consortium (2005). South Asia earthquake 2005: Learning from previous recovery operations, ProVention Consortium.

The SEEP Network (2009). Minimum Standards For Economic Recovery After Crisis, The SEEP Network.

UNDP (2008). Guidance note on early recovery. Geneva, UNDP.

UNDP (2010). Guidance note on recovery, UNDP.

Phục hồi sinh kế là gì?

1) Thế nào là một sinh kế:

Một sinh kế bao gồm:

a) các năng lực,

b) tài sản (gồm các nguồn vật chất và xã hội), và,

c) các hoạt động cần thiết

để làm phương tiện sinh sống.

Một sinh kế được coi là bền vững khi nó:

d) có thể thích ứng với, và phục hồi từ, các căng thẳng và các cú sốc, và,

e) duy trì hoặc tăng cường các năng lực và tài sản của nó cả ở hiện tại và tương lai, mà,

f) không làm ảnh hưởng tới nền tảng nguồn lực tự nhiên

(Chambers and Conway 1991)

2) Thế nào là phục hồi sinh kế:

Từ định nghĩa trên, phục hồi sinh kế nghĩa là:

a) Phục hồi năng lực của hộ gia đình bị ảnh hưởng

b) Phục hồi tài sản sinh kế hộ gia đình bị ảnh hưởng

c) Phục hồi hoạt động của hộ gia đình bị bị ảnh hưởng

d) Phục hồi có nghĩa là ít nhất bằng như trước

e) Sinh kế được phục hồi phải bền vững

Đọc thêm

Chambers, R. and G. Conway (1991). "Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century." IDS Discussion Paper 296.

Thursday

Kỹ thuật ngẫu nhiên hóa câu trả lời (Randomized Response Technique)

Có những câu hỏi nhạy cảm và người ta không muốn trả lời trực tiếp, vậy thì làm thế nào. Kỹ thuật ngẫu nhiên hóa câu trả lời cho phép người trả lời được chọn, bằng việc quay đồng xu xấp ngửa, trả lời một câu không ‘nhạy cảm’ hoặc là một câu nhạy cảm (chính là câu ta muốn hỏi).

Ví dụ: Người được hỏi được đề nghị quay một đồng xu, nếu nó xấp thì trả lời câu

1) Ngày sinh của anh là tháng 9 hoặc tháng 10 phải không?

Nếu nó ngửa, thì trả lời câu 2

2) Anh đã bao giờ lái xe trong khi say rượu chưa?

Nhà nghiên cứu không được phép biết là người trả lời đã quay được xấp hay ngửa (tức là trả lời câu 1 hay 2) mà chỉ ghi lại số lần trả lời là ‘Có’ / ‘Đúng’

Ví dụ ta hỏi 36 người theo cách trên và thu được 12 câu trả lời ‘Có’ / ‘Đúng’. Vậy tỷ lệ người đã từng lái xe khi say rượu là bao nhiêu? Xem mô hình sau:

Cơ chế dùng để xác định câu hỏi về ngày sinh hay là lái xe khi say rượu (tung đồng xu)

 

 

|

 

<______

36 người được hỏi, có 12 câu trả lời Có/Đúng

_____>

 

|

Nếu đồng xu là cân và không có thiên lệch, một nửa số người sẽ chọn được câu về ngày sinh (36/2=18)

Nếu đồng xu là cân và không có thiên lệch, một nửa số người sẽ chọn được câu về lái xe say rượu (36/2=18)

|

|

1 năm có 12 tháng, xác xuất để 1 người sinh tháng 9 hoặc 10 là 2/12 = 1/6. Do ta có 18 người, số người sinh vào tháng 9, 10 = 18x1/6= 3

________.

 

Do số người trả lời ‘Có’/ ‘Đúng’ ở câu ngày sinh là 3, số người trả lời ‘Có’ / ‘Đúng’ ở câu lái xe say rượu là 12 – 3 =9

|

Vậy tỷ lệ lái xe khi say rượu là

9/18 hay là 50% ở nhánh phải và 9/36 hay là 25% trên mẫu

Nhược điểm của kỹ thuật này: không xác định được trường hợp cụ thể nào là case, mà chỉ biết rằng hiện tượng đó có tỷ lệ là như thế.

Reliability after Factor Analysis: Composite Reliability Calculator

Measurement is a serious topic in social science. Validity and reliability should always be the central interest of social scientists who are in charge of developing data collection tools and analysis plans.

This tool allows you to calculate composite reliability based on standardized factor loadings and error variance

http://www.thestatisticalmind.com/calculators/comprel/composite_reliability.htm

Please send thanks to the author.

Wednesday

How to do a simple cost effective analysis

This tool guides you how to do a rather simple cost effective analysis. At some point in the project management cycle, you may think of doing this, or you may be asked to answer questions like: In order to create 1% change in a people’s perception of HIV/AIDS, how much a campaign has spent? Is it worth doing so?

http://www.tools4dev.org/resources/how-to-do-a-basic-cost-effectiveness-analysis/